Trong thời buổi kinh tế suy thoái, những chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ với nguồn lực tài chính hạn chế, cần bám sát quy luật "Tăng thu giảm chi" để tối ưu hoá kế hoạch tài chính, mục tiêu đề ra là ít nhất "tồn tại" vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
Mình không quá giỏi trong việc đột phá doanh số hay phát triển mở rộng khủng khiếp, nhưng có 1 sự thật là Walenty tồn tại đã qua 6 năm, trong đó có 3 năm covid 1 năm kinh tế khủng hoảng, thì đây là những bài học xương máu này giúp mình tồn tại qua mùa Covid và hi vọng là cả đợt khủng hoảng kinh tế kéo dài này nữa:
TĂNG THU
TĂNG THU nhưng đồng thời phải không được tăng chi:
- Đẩy khuyến mãi hàng tồn. Tất nhiên tài sản của chúng ta nằm ở đây, tiền của chúng ta nằm ở đây nhưng giá trị này lại suy giảm theo thời gian. Khuyến mãi, khác với giảm giá. Khuyến mãi thúc đẩy tăng mua nhiều hơn, chứ không làm giảm giá trị đơn hàng như giảm giá. Mình có thể có 1 bài viết cụ thể về Promotions này hơn nữa.
- Triệt tiêu tồn hàng lẻ size, đã tồn đọng lâu ngày và lên kế hoạch triệt tiêu cả tồn nguyên vật liệu trong kho. Giảm giá mạnh hơn, thậm chí lỗ những mặt hàng đã ở quá lâu. Khi tính P&L hàng tháng, giá trị này đã được trích lập giảm giá trị tồn kho, nên kế hoạch giảm lỗ cũng nên được tính ở đây. Đoạn này nếu ai thấy khó hiểu thì hãy comment nhé.
- Ế hàng không có việc thì thời gian đó, nhân sự, thậm chí chính chủ chăm chỉ tạo nhiều content hơn, các định dạng content khác: video, bài viết thông tin, kiến thức,v,v... để lấy lượt reach về thay vì chạy quảng cáo. Ngoài ra lại còn tạo ra giá trị và tô rõ nêt tính cách thương hiệu tốt hơn, gây thiện cảm với người xem.
- Tối ưu mọi nguồn khách hàng. Tối ưu tệp khách hàng đang có: khách hàng cũ, khách hàng đang nhắn tin. Gửi voucher riêng cho khách hàng. Tìm khách hàng mới, khách sỉ, khách lẻ. Có 1 việc mình rất muốn học hỏi của các nhà bán buôn, bán sỉ, đó là họ luôn phải tự tìm khách hàng theo cách truyền thống, đó là hỏi từng khách hàng một, ở tất cả mọi nguồn.
- Tối ưu nguồn reach tự nhiên của mọi kênh có sẵn: shopee, tiktok, thậm chí cả facebook cá nhân.
Đây có lẽ là thời điểm là nếu bạn đã phải thực sự áp dụng cả phương án thứ 4 và thứ 5 mình gợi ý ở đây 1 cách triệt để, chắc là bạn phải rất desperated rồi và không muốn việc kinh doanh của mình đứng trên bờ vực rồi phải không? Bạn vẫn đi đúng hướng, nhưng doanh số là thứ nằm ngoài sự kiểm soát của bạn, bạn có thể tác động ít nhiều nhưng không thể thay đổi được thị trường, hay xu hướng. Vì vậy, chìa khoá để tồn tại bền vững vẫn làm biết cách thắt chặt chi tiêu cho thật Lean - Tinh gọn. Mình sử dụng từ Lean, vì mình muốn mô tả 1 bộ máy nhỏ gọn, nhưng dẻo dai và săn chắc như 1 cơ thể tập bộ môn Yoga vậy. Bạn Lean chứ bạn không Skinny, bạn không bóp ăn bóp mặc, nhịn đói nhịn khát để tồn tại. Bạn săn chắc và nhỏ gọn để dễ xoay chuyển với tình thế.
GIẢM CHI
- Nhân sự: thường đây là mục cuối cùng mình cân nhắc, vì trong trường hợp của mình hiện nay, budget lương của công ty chưa quá cao nhưng hiệu quả vẫn tốt. Ở thời điểm hiện tại, vì mình đã ổn định với những nhân sự tốt và sẵn sàng bù lỗ để giữ nhân sự tới thời điểm hoạt động tốt trở lại, thậm chí không giảm mà lại tăng, bằng cách giảm lương của mình xuống - đương nhiên mình mong chờ việc của mình sẽ giảm xuống để chuyển bớt cho nhân sự. Đồng thời sẵn sàng cắt giảm nhân sự không hiệu quả. Nếu cần tuyển mới, hãy sẵn sàng tăng chi phí tuyển dụng và bỏ thêm công sức sàng lọc kĩ càng để tìm được nhân sự tốt thay vì trả lương thật cao để thu hút. Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, và siêu siêu nhỏ, nhân sự với mức lương cao gấp 3 lần mức thường có mới thật sự tạo khác biệt. Vấn đề nhân sự mình có thể nói kĩ thêm ở bài khác.
- Tuỳ vào từng doanh nghiệp đang có danh sách chi như thế nào để cân nhắc cắt giảm lại danh sách chi. Đây là lúc nhìn thật kỹ, thật sâu, và thật nhiều lần vào bảng P&L (Profit & Loss) và danh sách chi hàng tháng để nhìn những đầu mục không cần thiết hoặc có thể giảm được. Sẵn sàng giảm ở cả các khoản định phí, vì giai đoạn như thế này sẽ có thể kéo dài, mình cần chuẩn bị sẵn kế hoạch. Càng nhìn nhiều lần thì càng có những cái có thể cắt. Hãy cố gắng giữ 1 tu duy mở, đừng nghĩ nếu không có 1 khoản này thì mình sẽ chết. Thời đại này, chắc chắn có rất nhiều doanh nghiệp tương tự như bạn mà không có khoản chi giống bạn chút nào, có thể, họ không có khoản đó họ vẫn sống tốt đấy.
- Sau khi đọc đủ thông tin, và 1 tháng cố gắng tăng nhẹ tiền chạy quảng cáo đem đến kết quả không hiệu quả tương đồng, mình đưa đến quyết định giảm ads một cách nhẹ nhõm. Đừng cố gồng gánh chi phí chạy ads trong thời gian này, kết quả có thể không tương đồng với kinh phí đầu tư. Vì khách hàng rất muốn mua nhưng chưa có kinh phí.
- Dám mở miệng xin giảm ở tất cả những nơi có thể để gồng gánh sống. Sau khi làm kinh doanh thì cái Ego là cái mà tôi sẽ phải đạp xuống không thương tiếc nhưng không đồng nghĩa với việc nhận nhượng với uy tín của mình. Quy tắc Win-Win trong kinh doanh là thứ mà tôi luôn sử dụng triệt để. Bạn có thể mở miệng thương lượng với kĩ năng này, luôn offer ngược lại với những gì họ thực sự cần, mà bạn có thể đưa ra, và thực sự giữ uy tín với việc thực hiện nó. Ví dụ: Tôi xin chủ nhà giảm nhẹ tiền nhà hoặc ít nhất đừng tăng, ngược lại, tôi hứa rằng sẽ giữ cho căn nhà sạch sẽ, thậm chí nâng cấp nếu có thể, và mong muốn ký dài hạn. Tôi thậm chí quan sát thêm người chủ nhà có ban thờ thì tôi sẽ tự động chăm sóc kĩ lưỡng tất cả những ngày rằm, mồng 1 (thật ra nó cũng sẽ tốt cho việc kinh doanh của chính bạn nữa)
- Tự làm, tự phát triển kĩ năng: giảm chi phí out source, cái gì mình làm được, mình có kĩ năng thì mình sẽ tự làm hết, hoặc học cách tự làm. Trong giai đoạn khởi đầu kinh doanh, mình càng tự làm được phần nào sẽ đều tốt cả. Mình đã tự chụp hình, edit và design graphic đối với hình ảnh sản phẩm của Walenty cả năm 2023 này, chất lượng có thể chưa đạt tiêu chuẩn tương đương với những bên out-source ngay, nhưng nó sẽ tốt lên từ từ. Việc owner tự làm các công đoạn trong công ty có thể có nhiều vấn đề sau này, nhưng ở giai đoạn cần cắt giảm hay công ty còn nhỏ, thì bất kì nhân sự nào cũng nên phải tự học thêm kĩ năng mới, phù hợp với thế mạnh của bản thân. Việc này đem lại cực kỳ nhiều lợi ích không phải kể. Hoặc ít nhất, hãy học để biết cách làm việc với out source sau này. Đừng để là 1 cilent không biết đưa yêu cầu hoặc bị nhận sản phẩm kém chất lượng nhưng không biết đưa feedbacks
- Tính toán budget gồng lỗ nếu thời gian kéo dài khủng khoảng ít nhất 6 tháng tới 1 năm, mình có gồng được với những định phí này không? Sẵn sàng cắt hẳn chi nhánh thiếu hiệu quả nếu cần thiết. Ở 1 bài khác mình sẽ lại kể kĩ hơn về câu chuyện Walenty đã thẳng tay đóng ngay 1 cửa hàng tại HN - nơi mà thời điểm đó, bộ máy vận hành và sản xuất toàn bộ ở đó. Nhưng khi tính toán lý trí mà nói thì, thà đập đi xây lại trong nội bộ vẫn dễ hơn là đập đi xây lại 1 công ty và 1 brand name mới từ đầu sau khi công ty này thất bại và trả nợ đầm đìa vì gồng lỗ phải không?
Bài học đặt ra ở đây là,
Thứ nhất, để tồn tại được, doanh nghiệp phải luôn biết cất tiền, giữ tiền để vun đủ tiềm lực tài chính mới có đủ “máu” để tự vực qua được những giai đoạn khó khăn có thể liên tiếp xảy đến. Bởi vì, khó khăn có thể đến từ bên ngoài, từ thị trường đã rất khó đoán, nhưng không ai có thể lường trước được rủi ro xảy ra từ bên trong chính công ty của mình thì sao?
Vì vậy việc biết sử dụng tiền đôi khi lại là yếu tố đầu tiên để quyết định xem doanh nghiệp có tồn tại được hay không?
Thứ hai, trong thời gian thị trường đi xuống, có tiền thì vẫn có thể lựa chọn an toàn là lên kế hoạch bảo toàn năng lượng, giữ tiềm lực khi cơ hội tới. Còn ai không có tiền thì cần phải chăm chỉ hơn và tiết kiệm, cố gắng thật nhiều hơn