Trước đây mình có thời gian từng làm việc ở phòng nhân sự trong khách sạn JW Marriott. Và cảm nhận bản thân cũng rất yêu thích yếu tố về con người nên mình khá là tự hào về khoảng thời gian đi làm này.
Hình này là chụp kỉ niệm sự kiện của HR - khi phòng nhân sự và tất cả quản lý sẽ phục vụ ăn sáng cho tất cả nhân viên trong công ty ở ngay cửa đón nhân viên, sáng sớm chưa kịp tóc tai mặt vẫn hơi ngái ngủ ngáo ngáo, mà được vinh dự được chụp cùng Bác GM đương nhiệm lúc đó, bác Bob. Rất rất buồn là mình mới biết tin bác mất năm ngoái.
Mình cũng từng tham gia các khoá đào IC của thầy Phan Tất Thứ ở Elite school
Và kinh nghiệm thực tế của mình khi quản lý trong 6 năm qua cho Walenty, có những thời điểm khoảng 20 nhân sự.
Ảnh nhân dịp khai trương Flagship store ở SG, năm 2019. Trong ảnh ở thời điểm đó, rất rất vui, đi làm các bạn và chính mình làm rất nhiều mà không mệt mỏi. Dù có thể sau này các bạn nghỉ rồi, mình cũng không còn nói chuyện với bất kỳ ai nữa, và sau này mình cực kỳ tiếc vì điều đó. Nhưng mình không phủ nhận và vô cùng trân quý thời gian tất cả các bạn nhân viên đã dành thời gian thanh xuân của các bạn tại công ty làm việc với mình.
Dựa vào những lý thuyết và kinh nghiệm được trả gía bằng tiền và thật nhiều bài học, mình chia thành 3 yếu tố như hình vẽ dưới đây để mô tả những điều mà nhân sự cần tìm kiếm ở 1 công việc: Môi trường, Kinh nghiệm & khả năng thăng tiến trong sự nghiệp, Lương thưởng & chế độ phúc lợi.
Môi trường
Môi trường trong công ty giống như 1 thế giới thu nhỏ vậy. Ở đó hành xử và sự tương tác của mỗi người tạo nên một bầu không khí có thể là thân thiện gần gữi hoặc có thể cạnh tranh, ganh đua, tạo ra giá trị tích cực hay tiêu cực.
Có những môi trường rất toxic, mình có những người bạn sau khi đi làm ở công ty có môi trường độc hại, họ tranh đua nhưng không dựa vào thực lực mà mong vào sự sủng ái của cấp trên, nịnh nọt sếp ra ngoài mặt, họ tranh đấu nhau như trong cung. Thì người nào có cái chính kiến và cái tôi rõ ràng sẽ bỏ công ty nào không phù hợp với mình, còn người mà có thể chưa có kinh nghiệm đi làm ở nhiều nơi, hoặc sợ hãi những công ty khác cũng chẳng khác gì. sẽ cố gắng đấu tranh ở lại, thì trong quá trình đấu tranh đó họ chắc chắn phải đấu tranh theo cái cách công ty đó vẫn đang vận hành là nịnh nọt chả hạn, vô tình cũng biến thành một trong số những ng đó.
Tức là sau khi đi làm ở 1 môi trường toxic và cố gắng có thể hoà nhập được thì đồng nghĩa là họ cũng phải hoà tan và trở thành cái con người đó lúc nào không hay. Bởi vậy môi trường xung quanh mình rất quan trọng, nó tạo nên con người mình như thế nào.
Ngược lại thì một môi trường thân thiện hiền hoà, không tranh đua quá thì có thể không đủ động lực để nhân viên cố gắng phát huy, có thể trở nên quá an phận.
Đôi khi Công ty chỉ đơn giản là tuyển những người giống nhau sẽ tạo nên một môi trường chung, nhưng điều đó rất phụ thuộc vào những nhân viên đó họ chọn cách thể hiện nào, mà điều đó người lãnh đạo không thể kiểm soát được hoặc cũng không dễ gì có thể nhận ra.
Để kiểm soát môi trường của công ty đó là xây dựng văn hoá nội bô. Minh thấy rất hiếm công ty ở VN Xây dựng được văn hoá doanh nghiệp, vì nó tốn kém và khó có thể thực hiện được, xây dựng được một văn hoá doanh nghiệp hoàn chỉnh, thì còn cần cả những công tác truyền thông nội bộ để duy trì nó nữa. Nhưng thậm chí như trước đây mình làm thì mình đã ở bước xây dựng nhưng vẫn phải liên tục test và thử xem cách này sẽ có kết quả phản ứng như thế nào, hoạt động ra sao, chưa chắc sẽ là cách tối ưu nhất.
Nhưng kết lại, là dù mình có chọn hay là vô tình, thì ở một nhóm người nào đó sẽ luôn có một kiểu văn hoá chung, tạo nên cái một môi trường làm việc khiến cho người đi làm họ cảm thấy thoải mái, muốn đi làm mỗi ngày ở môi trường đó.
Kinh nghiệm và khả năng thăng tiến trong sự nghiệp
Một người ưu tiên yêu tố đi làm để lấy kinh nghiệm thì thường rất quan trọng người quản lý trực tiếp của họ.
Người sếp trực tiếp có thể là người sẽ tạo ra môi trường làm việc mong muốn, cũng sẽ là người có thể cầm ta chỉ việc nhân viên của mình. Ngày xưa mình đi làm, được supervisor trực tiếp chỉ việc nói là em mà học việc nhanh thì anh càng đỡ càng bớt việc.
Đó là mối quan hệ win win thôi.
Chứ nếu người sếp muốn đì nhân viên trong team của mình thì họ chẳng dược lợi gì cả, trừ khi họ xấu tính. Vấn đề này thì có xảy ra.
Một người quan trọng việc phải được nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp thì sẽ thường lựa chọn công ty nào cho họ được quyền hạn cao hơn, đó là cách mà các công ty mới họ thu phục những quản lý cấp cao giỏi. Vì thường trong công ty lớn và những công ty lâu đời thì khả năng thăng tiến cực kỳ chậm và không phải ai cũng kiên nhẫn chờ đợi, khi mà những người ở cấp trên họ cũng ko được thăng tiến hay từ bỏ cái ghế của họ thì ko có cơ hội nào cho người bên dưới. Thì đó là đối với những công ty quản lý theo dạng cấp bậc.
Nhưng ngược lại không phải nhân viên nào đi làm họ cũng cầu tiến như vậy. Họ nói là đi làm để lấy kinh nghiệm vậy thôi nhưng có những người họ đi làm để qua ngày. Thì thường cái này sẽ diễn ra ở những người cấp bậc entry level.
Lương thưởng và chế độ phúc lợi
Tuỳ theo mục đích của mỗi người lựa chọn khi đi làm là gì, có thể họ ưu tiên tiền bạc lên đầu tiên, để tích góp cho một mục tiêu riêng của họ hoặc có thể họ lựa chọn ưu tiên đi làm để lấy kinh nghiệm hoặc khả năng thăng tiến trong sự nghiệp. Nhưng mà yếu tố môi trường cũng rất quan trọng để nhân sự có thể làm tiếp tục ở công ty đó hay ko.
Thì các bạn tưởng tượng 3 yếu tố này như 3 cái cột, nên cao vừa đủ, ví dụ cột lương thấp thì cột môi trường và cột kinh nghiệm nên cao hơn để bù lại. Tuy vào khả năng của công ty có thể cho phép. Nếu chỉ có 1 yếu tố đáp ứng được như là lương thì nó phải cao hẳn hơn để hấp dẫn người giỏi ở lại.
Nếu đảm bảo cả 3 cột đều cao thì tất nhiên không lúc nào phải lo công ty thiếu người, người lãnh đạo chỉ việc ngồi và tuyển chọn xem ai là người tốt nhất để cho vào đội nhóm của mình mạnh hơn thôi. Khi mà một công ty có nhiều người giỏi làm việc thì chắc chắn công ty đấy sẽ rất mạnh. Đôi khi các công ty lớn M&A các công ty nhỏ cũng chỉ để thâu tóm con người đó về làm cho mình, đôi khi thôi, để M&A thì cần nhiều yếu tố, mà mình cũng không phải là ông lớn đẻ biết được
*M&A: Mergers & Acquisition, mua bán và sát nhập
Và đó là những gì, theo mình, những gì nhân viên họ tìm kiếm khi lựa chọn ở lại một công ty.
Ngoài ra, phần tiếp theo của về Nhân Sự mình sẽ nói về những sai lầm trong quản lý nhân sự mà mình đã mắc phải hoặc nhìn thấy ở người khác, và không ngờ rằng những vấn đề này lại rất là phổ biến tới vậy.
P.s: Bài viết này mình viết cho podcast của "Show Vulnernability" cách đây 3 năm trước, tới nay đọc lại thấy vẫn đúng và không cần thay đổi, nếu có thì có lẽ sẽ bổ sung thêm các bài học tiếp tục học được tiếp trên chặng đường học không ngưng nghỉ này. Nhân sự là chủ đề mà mình sẽ luôn luôn học thêm được và có lẽ có tiếp tục có các tập tiếp theo sau nữa mà thôi